Thứ sáu, Ngày 26 Tháng 4 Năm 2024

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Gửi Email In trang Lưu
Kết quả triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 – 2025

02/03/2021 08:53

Qua 10 năm triển khai thi hành Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành, để phù hợp với sự phát triển của xã hội, ngày 01/6/2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015- 2025. Trên cơ sở Kế hoạch của Bộ Tư pháp và các văn bản hướng dẫn, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Đề án được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn từ năm 2015 đến khi Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) có hiệu lực và giai đoạn từ khi Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) có hiệu lực đến năm 2025. Đến nay, qua 05 năm triển khai, công tac trợ giúp trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể:

Giai đoạn từ khi triển khai Đề án đổi mới đến khi Luật Trợ giúp pháp lý có hiệu lực (từ ngày 01/6/2015 đến ngày 31/12/2017): Trung tâm đã thụ lý và thực hiện được 2.859 vụ việc bằng các hình thức tư vấn pháp luật (tại trụ sở, các đợt TGPL lưu động và tư vấn trực tiếp tại các đợt truyền thông về TGPL tại cơ sở), tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Trong đó: số lượng vụ việc tham gia tố tụng hàng năm tăng cả về số lượng và chất lượng, cụ thể: năm 2015 Trung tâm đã thụ lý và thực hiện được 74 vụ việc, năm 2016 trung tâm đã thụ lý và thực hiện được 117 vụ việc (tăng 43 vụ việc so với cùng kỳ năm 2015), năm 2017 thụ lý và thực hiện được 130 vụ việc (tăng 13 vụ việc so với cùng kỳ năm 2016). Hoạt động Truyền thông về TGPL tại cơ sở được đẩy mạnh, giúp cho đông đảo người dân nắm bắt và sử quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí đối với bản thân họ khi có các vướng mắc về pháp luật hoặc vi phạm pháp luật. Trong giai đoạn này, Trung tâm đã tổ chức được 64 đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý tại 275 xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc 11 huyện, thành phố trong tỉnh cho 10.581 lượt người tham gia. Đặt 460 Bảng Thông tin về chính sách Trợ giúp pháp lý và người được Trợ giúp pháp lý, 230 Hộp tin, 23.000 Tờ Thông tin, 10.000 Đơn yêu cầu TGPL cho 230 xã, thôn, bản thuộc 11 huyện, thành phố trong tỉnh.

Về huy động lực lượng xã hội tham gia trợ giúp pháp lý: Tính đến cuối năm 2017, trên địa bàn toàn tỉnh có 08 luật sư và 04 văn phòng Luật sư, 01 Trung tâm tư vấn pháp luật, trong đó: có 06/08 Luật sư ký hợp đồng tham gia Trợ giúp pháp lý, không có Văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý.

Giai đoạn từ khi Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) có hiệu lực (từ 01/01/2018 - 31/10/2020): Hoạt động chuyên mông nghiệp vụ được đẩy mạnh, chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí ngày càng đước trú trọng và nâng cao đáp ứng 100% nhu cầu của người được TGPL. Trung tâm đã thụ lý và thực hiện được 2.920 vụ việc bằng các hình thức tư vấn pháp luật (tại trụ sở, các đợt TGPL lưu động và tư vấn trực tiếp tại các đợt truyền thông về TGPL tại cơ sở), tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Trong đó số vụ việc tham gia tố tụng là 833 vụ, cụ thể: năm 2018 là 188 vụ, năm 2019 là 387 vụ, (năm 2019 đã tăng hơn 200% so với năm 2018), năm 2020 là 351 vụ việc. 100% các trợ giúp viên pháp lý hoàn thành chỉ tiêu theo quy định. Tổ chức được 69 đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý tại 321 xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn tại các huyện, thành phố trong tỉnh cho 13.620 lượt người tham gia. Đề án đổi mới công tác TGPL đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới về tổ chức thực hiện TGPL, nâng cao chất lượng đội ngũ người thực hiện TGPL, nâng cao chất lượng hoạt động TGPL, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong việc tiếp cận dịch vụ TGPL của Nhà nước, lấy người được TGPL làm trung tâm, do đó, các nhiệm vụ, giải pháp đưa ra trong Đề án đều nhằm phục vụ người được TGPL, nâng cao chất lượng hoạt động TGPL để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL.

Để đạt được những kết quả trên, trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động TGPL Trung tâm đã gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí hạn hẹp so với yêu cầu nhiệm vụ, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn… Tuy nhiên tập thể Lãnh đạo, viên chức Trung tâm đã không ngừng cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Góp phần thực hiện tốt công cuộc cải cách tư pháp, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân trong điều kiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa./.

 Bài: Trần Lực– Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Hà Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin khác

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Giang: Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoàn tất thủ tục hưởng trợ giúp xã hội theo Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang (01/03/2021 14:41)

Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tại thôn Tả Phìn A, xã Tả Phìn, Đồng Văn (20/11/2020 07:18)

Kiểm tra giám sát việc hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang (20/10/2020 08:57)

TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC: Tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các huyện trên địa bàn tỉnh (14/07/2020 14:09)

HÀ GIANG: ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh năm 2020 (24/02/2020 14:52)

Cục Trợ giúp pháp lý làm việc tại tỉnh Hà Giang (29/08/2019 09:25)

Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp kiểm tra công tác Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Hà Giang (27/08/2019 13:35)

Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý Bộ công cụ đánh giá nhu cầu năng lực của đội ngũ trợ giúp viên pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý (14/08/2019 19:59)

Nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý (14/08/2019 19:51)

Thông báo số 60 TB-TGPL truyền thông về trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện Yên Minh năm 2019 (26/07/2019 14:00)

xem tiếp