Thứ sáu, Ngày 26 Tháng 4 Năm 2024

Phổ biến giáo dục pháp luật

Gửi Email In trang Lưu
06 ĐIỂM MỚI NỔI BẬT CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

15/07/2020 14:32

Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp số 56/2020/QH14 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV chiều ngày 10/6/2020. Dưới đây là tổng hợp 06 điểm mới của Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp.

1. Bổ sung quy định cấp thẻ giám định viên tư pháp

Trong quá trình thực hiện giám định tại cơ quan, tổ chức hoặc tham gia phiên tòa để giải thích, bảo vệ kết luận giám định do mình thực hiện, giám định viên cần chứng minh tư cách giám định viên tư pháp bằng cách xuất trình Quyết định bổ nhiệm, điều này gây bất tiện cho giám định viên tư pháp.

Do đó, Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp đã bổ sung quy định cấp thẻ giám định viên tư pháp nhằm tạo thuận lợi cho giám định viên.

Cụ thể, người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp thì được cấp thẻ giám định viên tư pháp. Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có thẩm quyền cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp. Bộ Tư pháp sẽ ban hành thống nhất mẫu thẻ giám định viên tư pháp.

 

 2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giám định âm thanh, hình ảnh

Một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất tại dự thảo Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp chính là việc có hay không quy định Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao là một trong các tổ chức giám định tư pháp công lập.

Với đa số đại biểu đồng ý, Quốc hội đã bổ sung Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDtối cao là tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự.

Đồng thời, bổ sung chức năng giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử cho tổ chức này. 

3. Nới điều kiện mở Văn phòng giám định tư pháp

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Giám định tư pháp năm 2012, giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện sau đây:

- Có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;

- Có Đề án thành lập nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021 khi Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp có hiệu lực, việc thành lập Văn phòng giám định tư pháp sẽ được nới lỏng điều kiện.

Cụ thể, giám định viên tư pháp cần có từ đủ 03 năm trở lên là giám định viên tư pháp và có hoạt động giám định trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng thay vì phải hoạt động từ đủ 05 năm trở lên trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng.

 

4. Thời hạn giám định tư pháp tối đa không quá 04 tháng

Đây là quy định hoàn toàn mới được bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp 2012, theo đó, thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp không thuộc giám định bắt buộc về tố tụng hình sự tối đa là 03 tháng.Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.

Đối chiếu với quy định về thời hạn giám định trong tố tụng hình sự thì thời hạn giám định dài nhất cũng chỉ là 03 tháng.Như vậy, tối đa thời hạn giám định tư pháp không quá 04 tháng.

5. Giám định viên được bố trí chỗ ngồi phù hợp tại tòa

Theo khoản 14 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, người giám định thuộc nhóm người tham gia tố tụng.

Đối chiếu với quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC về vị trí chỗ ngồi của những người tham gia phiên tòa thì vị trí những người tham gia tố tụng ngồi cùng một dãy, trừ người bào chữa được ngồi gần bị cáo còn những người tham gia khác như người giám định, người định giá…ngồi ghế băng.

Thực tế, khi tham gia phiên tòa, giám định viên phải mang theo nhiều tài liệu, hồ sơ để trả lời các câu hỏi của người bào chữa, kiểm sát viên, thẩm phán. Do đó, Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp đã bổ sung thêm quy định về vị trí của giám định viên tư pháp.

Theo đó, người giám định tư pháp có quyền được bố trí vị trí phù hợp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa.Đồng thời, bổ sung thêm quyền:

- Đề nghị người trưng cầu giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật khi có dấu hiệu bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân hoặc người thân thích do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp;

- Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do. 

6. Thêm trường hợp bị miễn nhiệm giám định viên tư pháp

Giám định viên tư pháp bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012:

- Không còn đủ tiêu chuẩn;

- Thuộc một trong các trường hợp:Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;

- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm;

Đáng chú ý, Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp đã sửa đổi, bổ sung thêm một số trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp: Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật; Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp; Theo đề nghị của giám định viên tư pháp và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp.

Trên đây là một số điểm mới của Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp.

Tải Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định Tư pháp số 56/2020/QH14 theo File đính kèm!

Hoàng Văn Bẩy – P.PBGDPL Sở Tư pháp

 

 

Tin khác

Bốn điểm nổi bật của Luật ban hành VBQPPL sửa đổi (14/07/2020 08:29)

PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (08/05/2020 14:30)

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/2020/NĐ-CP CỦA CHỈNH PHỦ (27/04/2020 07:25)

Luật số 47.2019.QH14 Sửa đổi bổ sung một số điều luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương (03/04/2020 08:39)

Luật số 52.2019.QH14 Sửa đổi một số điều Luật cán bộ công chức (03/04/2020 08:36)

Giới thiệu Luật xuất nhập cảnh (23/03/2020 08:22)

Đề cương giới thiệu Luật Thư viện năm 2019 (20/03/2020 09:32)

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ NĂM 2019 (19/03/2020 08:36)

Thông điệp ý nghĩa ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 (17/03/2020 10:01)

Các biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do virut Corona mới (09/03/2020 09:09)

xem tiếp