Thứ ba, Ngày 7 Tháng 5 Năm 2024

Xây dựng văn bản QPPL

Gửi Email In trang Lưu
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN XÂY DỰNG NGHỊ QUYẾT ĐẶC THÙ

25/01/2024 00:54

Theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) năm 2015 thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết để quy định:"Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương". Tuy nhiên, Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản hướng dẫn thi hành không có văn bản nào quy định rõ khái niệm thế nào là “ biện pháp có tính chất đăch thù” vì vậy khi tham mưu trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết đặc thù thì cần phải lưu ý một số nội dung sau đây:

Thứ nhất: cần xác định rõ tính chất đặc thù đối với chính sách được đề xuất ban hành. Xác định cơ sở pháp lý, sự cần thiết phải ban hành chính sách đặc thù để giải quyết những vấn đề riêng biệt của địa phương, phát sinh trong thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. (Ví dụ như ở tỉnh Hà Giang hiện nay có những chính sách đặc thù về phát triển kinh tế hộ; chính sách phát triển du lịch; chính sách hỗ trợ cho người trông coi di tích…).

Thứ hai: thực hiện lập đề nghị xây dựng nghị quyết theo quy định tại Điều 111 Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung tại điểm a, điểm b khoản 32 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020) cụ thể:

- Lập hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết gồm:

Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết (mẫu số 02, phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL (Nghị định số 154/2020/NĐ-CP) trong tờ trình nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị quyết; mục đích, quan điểm xây dựng nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; mục tiêu, nội dung chính sách trong dự thảo nghị quyết và các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn; thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết.

 Báo cáo đánh giá tác động chính sách: trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết, mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách; các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do lựa chọn; xác định vấn đề giới và tác động giới của chính sách (mẫu số 01, phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP). Trong báo cáo đánh giá tác động chính sách cần đánh giá tác động về kinh tế, tác động về xã hội, tác động về giới, tác động về thủ tục hành chính, tác động về hệ thống pháp luật hiện hành. Riêng đối với đánh giá tác động về thủ tục hành chính phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2022/TT-BTP ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; bản chụp ý kiến góp ý. Đề cương dự thảo nghị quyết và tài liệu khác (nếu có).

- Thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình: cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ lập đề nghị xây dựng nghi quyết đến Sở Tư pháp để thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau: sự cần thiết ban hành nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng nghị quyết; tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết với điều ước quốc tế có liên quan; sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới; việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh...

- Sau khi có báo cáo thẩm định chính sách của Sở Tư pháp, cơ quan soạn thảo trình Ủy ban nhân dân tỉnh trình thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị xây dựng nghị quyết. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét đề nghị xây dựng nghị quyết nếu chấp thuận thì phân công Ủy ban nhân dân tỉnh trình dự thảo nghị quyết và quyết định thời hạn trình Hội đồng nhân dân tỉnh dự thảo nghị quyết. Ủy ban nhân dân tỉnh phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo dự thảo nghị quyết theo quy định.

Thứ ba: xây dựng dự thảo và hồ sơ trình ban hành nghị quyết

Cơ quan được phân công dự thảo nghị quyết quy định tại khoản 4 Điều 27 thì phải đảm bảo thống nhất với các chính sách đã được thông qua; tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo hình thức trực tiếp và đăng tải toàn văn dự thảo lên Cổng Thông tin điện tử tỉnh. Dự thảo nghị quyết phải được Sở Tư pháp thẩm định và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số.

Thứ tư: Trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh phải được Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra trước khi trình Hội đồng nhân dân tỉnh và được Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua tại kỳ họp theo quy định của pháp luật.

Từ những nội dung trên thì nghị quyết quy định biện pháp có tính chất đặc thù có trình tự ban hành đặc biệt hơn so với nghị quyết quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên như: thực hiện trình tự ban hành chặt chẽ hơn do phải thẩm định chính sách khi lập đề nghị xây dựng nghị quyết, phải đánh đánh giá tác động chính sách, thẩm định chính sách….Các cơ quan, tổ chức được phân công xây dựng nghị quyết có tính chất đặc thù cần phải nghiên cứu để đảm bảo tham mưu theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Bài: Anh Vân – Sở Tư pháp Hà Giang

Tin khác

Nghiên cứu – Trao đổi: Một số quy định về việc thực hiện bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn (09/11/2023 14:33)

SỞ TƯ PHÁP HÀ GIANG: Đoàn kiểm tra công tác xây dựng văn bản, rà soảt, hệ thống hoá văn bản QPPL làm việc tại các huyện: Xín Mần, Hoàng Su Phì. (31/10/2023 09:17)

SỞ TƯ PHÁP HÀ GIANG: tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, giai đoạn 2021 - 2030” (24/10/2023 09:38)

SỞ TƯ PHÁP HÀ GIANG: Nỗ lực trong công tác cải cách hành chính 9 tháng đầu năm 2023 (06/10/2023 07:26)

HÀ GIANG: Triển khai thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 (03/10/2023 09:59)

HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN: Lấy ý kiến về dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc Hội (21/09/2023 16:05)

HÀ GIANG: Triển khai Nghị quyết số 101/2023/QH15 – Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. (05/09/2023 05:33)

HÀ GIANG: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí thực hiện hoàn tất thủ tục hưởng chế độ trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh (31/08/2023 09:23)

TỈNH HÀ GIANG: Triển khai thực hiện Quyết định số 345/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” (01/08/2023 01:17)

Sở Tư pháp Hà Giang: tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (08/06/2023 00:50)

xem tiếp