Thứ ba, Ngày 7 Tháng 5 Năm 2024

Tin tư pháp

Gửi Email In trang Lưu
SỞ TƯ PHÁP HÀ GIANG: Những chuyển biến tích cực sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới

04/07/2023 05:36

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ, thời gian qua Đảng uỷ, chính quyền Sở Tư pháp đã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 21-CT/TW ngay từ khi Chỉ thị được ban hành cùng với các Chương trình, Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện của UBND tỉnh Hà Giang, Bộ Tư pháp. Qua đó nhằm từng bước bảo đảm bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; phát huy vai trò của hội viên, phụ nữ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; lồng ghép vấn đề giới, bình đẳng giới trong công tác chuyên môn của ngành; góp phần vào việc xây dựng chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Ngay sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới và Tỉnh uỷ Hà Giang ban hành Kế hoạch số 331-KH/TU; Uỷ ban nhân dân tỉnh cụ thể hoá tại Văn bản số 2700/UBND-KGVX ngày 24/7/2018, Đảng bộ, chính quyền Sở Tư pháp đã tổ chức quán triệt, triển khai tới đảng viên, công chức, viên chức tại Hội nghị quán triệt, triển khai các Nghị quyết của cấp trên. Tập trung vào một số nội dung được giao cho ngành như: công tác rà soát, kiểm tra việc xây dựng văn bản QPPL đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, các văn bản pháp luật khác; thẩm định văn bản QPPL liên quan đến bình đẳng giới; công tác tuyên truyền, phổ biến lồng ghép về bình đẳng giới, kết quả thực hiện các biện pháp hoà giải cơ sở trong xử lý, giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình. Thông qua hoạt động theo dõi thi hành pháp luật đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành không phù hợp, có phân biệt đối xử về giới và công tác trợ giúp pháp lý về hôn nhân và gia đình; tư vấn hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới; bạo lực gia đình.

          

Toạ đàm gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nữ cơ quan Sở Tư pháp

Qua 05 năm triển khai thực hiện gắn với nhiệm vụ chính trị được giao của ngành đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:

Công tác thẩm định, tham gia ý kiến: Sở đã thực hiện thẩm định 31 dự thảo văn bản quy phạmpháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới. Các dự thảo văn bản sau khi được thẩm định luôn đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đảm bảo đúng thời gian quy định, góp phần cho việc ban hành văn bản của tỉnh theo đúng với quy định của pháp luật; chủ động tổ chức tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản khi có yêu cầu, đảm bảo về tiến độ thời gian và chất lượng của văn bản, cụ thể tham gia ý kiến vào 59 dự thảo có liên quan đến bình đẳng giới[2]. Công tác rà soát văn bản QPPL: Được thực hiện thường xuyên, đồng bộ theo quy định để kịp thời phát hiện những văn bản quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ. Ban hành Quyết định công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của HĐND và UBND tỉnh hằng năm. Bên cạnh đó Sở Tư pháp còn phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực quản lý nhà nước của các Bộ để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản cho phù hợp với HIến pháp, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình và các văn bản pháp luật khác.

Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến lồng ghép về bình đẳng giới, kết quả thực hiện các biện pháp hoà giải cơ sở trong xử lý, giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình: Từ năm 2018 đến nay, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh đưa nội dung tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới để định hướng công tác PBGDPL trên địa bàn toàn tỉnh[3]. Thường xuyên xây dựng Đề cương giới thiệu; tài liệu giới thiệu để đăng trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp, nhằm tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, như: Luật phòng, chống bạo lực gia đình; bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, Luật trẻ em; Tài liệu kỹ năng tuyên truyền phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...Để kịp thời tuyên truyền phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho người dân tại cơ sở, Sở Tư pháp đã tổ chức 150 cuộc tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy, bạo lực gia đình, quyền trẻ em, hôn nhân và gia đình, mua bán người cho 7.500 lượt người tại các xã của huyện Xín Mần, Bắc Mê, Vị Xuyên, Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Cung cấp 06 loại tờ gấp pháp luật với số lượng 10.000 tờ với nội dung về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng, chống mua bán người; phòng, chống ma tuý; phòng chống bạo lực gia đình; một số quy định về đăng ký hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân cấp xã; tuyên truyền pháp luật về hôn nhân, gia đình.Tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền pháp luật cho đội ngũ người có uy tín, hoà giải viên, tuyên truyền viên pháp luật cho 1.000 đại biểu của các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình, Bắc Quang. Xây dựng và phát hành 4.000 Bản tin Tư pháp cung cấp cho đội ngũ hoà giải viên cơ sở phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật, trong đó có nội dung về bình đẳng giới. Từ năm 2018 đến nay, theo báo cáo của các huyện, thành phố số vụ hoà giải viên cơ sở tiến hành hoà giải liên quan đến bạo lực gia đình, hôn nhân gia đình là 548 vụ.

Đối với công tác Trợ giúp pháp lý về hôn nhân và gia đình; tư vấn hỗ trợ phụ nữ là nạn nhan của bạo lực trên cơ sở giới; bạo lực gia đình: Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thụ lý thực hiện trong lĩnh vực vực hôn nhân và gia đình từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2023 là 203 vụ việc, trong đó tham gia tố tụng 05 vụ việc, tư vấn pháp luật trực tiếp tại các đợt truyền thông về TGPL tại cơ sở là 198 vụ việc. Tổ chức được 71 đợt truyền thông về TGPL tại 482 lượt xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cho 18.838 lượt người tham gia. Nội dung truyền thông về Luật trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật phòng chống mua bán người; Luật Hôn nhân và gia đình, Luật đất đai; các chế độ chính sách cho người cao tuổi, người khuyết tật, người đơn thân nuôi con, người dân tộc thiểu số; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01/12/2020 của BCH Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế hộ gia đình để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025; Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/5/2022 của Tỉnh uỷ Hà Giang về thực hiện xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030

Tại cơ quan Sở Tư pháp, Đảng uỷ, chính quyền Sở đã thường xuyên chú trọng triển khai chủ chương, chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch liên quan tới công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, căn cứ Chương trình, kế hoạch của tỉnh về hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ, hằng năm Sở đều ban hành các văn bản tổ chức triển khai thực hiện.[4] Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh về chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới và Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh tới công chức, viên chức, người lao động. Đồng thời, giao các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở chủ động tham mưu các nhiệm vụ UBND tỉnh giao cho Sở tại kế hoạch; Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 05/5/2022 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.[5] Kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Tư pháp Hà Giang.[6]Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, hằng năm Chính quyền Sở đều phối hợp BCH Công đoàn Sở và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Tư pháp Hà Giang đã tổ chức cho công chức, viên chức, người lao động nữ trong toàn cơ quan Tọa đàm ôn lại truyển thống và tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm. Các cán bộ, Đảng viên trong cơ quan luôn nâng cao nhận thức đúng đắn về vai trò của đội ngũ cán bộ nữ, coi đây là trách nhiệm của mỗi cán bộ, Đảng viên trong ngành; thường xuyên quan tâm chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng ưu tiên cán bộ nữ. Công tác quy hoạch có tỷ lệ nữ phù hợp, tương xứng tỷ lệ cán bộ nữ hiện có tại đơn vị. Đồng thời, phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể của Sở có kế hoạch giúp đỡ các công chức, viên chức, người lao động là nữ phấn đấu trau dồi phẩm chất, năng lực, trình độ để giới thiệu, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

        

 Tập thể công chức, viên chức, người lao động Cơ quan Sở Tư pháp

Bên cạnh đó, Đảng bộ, chính quyền Sở đã quan tâm, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức nữ của ngành, phát huy vai trò của Ban Nữ công của Công đoàn Sở trong việc giáo dục, hướng dẫn công chức, viên chức, người lao động nữ trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể Sở động viên, khuyến khích đội ngũ công chức, viên chức, người lao động nữ tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao và các phong trào thi đua của ngành, của tỉnh khi có phát động.

       

Tập thể công chức, viên chức nữ cơ quan Sở Tư pháp

Qua 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 21, Đảng bộ, chính quyền, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Sở Tư pháp đã nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm và hành động của cấp ủy, chính quyền và bản thân người phụ nữ về vai trò, vị trí của phụ nữ và công tác phụ nữ trong tình hình mới, có nhiều chuyển biến tích cực trong bố trí công tác, đề bạt, bổ nhiệm; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ nữ là lãnh đạo, quản lý trong các phòng, đơn vị thuộc, trực thuộc Sở tăng về số lượng và chất lượng; vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định và nâng cao. Ban Nữ công thuộc Công đoàn Sở ngày càng được củng cố và phát triển; phát huy vai trò trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ; tạo điều kiện cho phụ nữ có nhiều cơ hội phát huy trí tuệ, thể hiện năng lực, góp phần quan trọng cùng cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch công tác đề ra góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ nói chung.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 21 trong giai đoạn tiếp theo, Đảng bộ, chính quyền Sở Tư pháp đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như: (1) Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về vai trò của phụ nữ và công tác phụ nữ trong tình hình mới; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác phụ nữ. Công đoàn cơ sở tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo trong công tác tham mưu giúp cấp ủy đảng về công tác phụ nữ, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công chức, viên chức, người lao động nữ. (2) Tiếp tục làm tốt vai trò “Người gác cổng” trong thẩm định văn bản QPPL liên quan đến bình đẳng giới; công tác công tác rà soát, kiểm tra việc xây dựng văn bản QPPL đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, các văn bản pháp luật khác.(3) Tiếp tục phối hợp các cấp, các ngành làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến lồng ghép về bình đẳng giới, kết quả thực hiện các biện pháp hoà giải cơ sở trong xử lý, giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình. Thông qua hoạt động theo dõi thi hành pháp luật đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành không phù hợp, có phân biệt đối xử về giới và công tác trợ giúp pháp lý về hôn nhân và gia đình (4) Tiếp tục triển khai thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vự hôn nhân và gia đình; tư vấn, hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình trên cơ sở giới; bạo lực gia đình cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Đáp ứng 100% nhu cầu trợ giúp pháp lý của phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình thuộc diện được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu. (5) Tăng cường công tác phối hợp với các ngành trong việc thực hiện TGPL cho các nhóm đối tượng đặc thù như phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình trên cơ sở giới; bạo lực gia đình...(6) Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động VSTBPN trong Sở Tư pháp, lồng ghép giới trong hoạt động chuyên môn của toàn cơ quan, đơn vị. Tạo điều kiện cho các công chức, viên chức nữ trong cơ quan tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết nạp Đảng; tham gia các tổ chức đảng, đoàn thể.

Bài: Tú Anh – Sở Tư pháp Hà Giang

 



 

Tin khác

ĐẢNG UỶ SỞ TƯ PHÁP: Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ lần thứ 40 (Mở rộng); công bố Quyết định về tổ chức cán bộ cấp phòng và tương đương thuộc Sở (21/06/2023 12:05)

SỞ TƯ PHÁP HÀ GIANG: Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản (01/06/2023 06:58)

SỞ TƯ PHÁP HÀ GIANG: Trao quà hỗ trợ của Nhóm từ thiện Lớp Luật Kinh tế K15B, Đại học Luật Hà Nội cho Viên chức có hoàn cảnh khó khăn (29/05/2023 03:53)

Huấn luyện tự vệ năm 2023 (18/03/2023 04:05)

CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ SỞ TƯ PHÁP: TỌA ĐÀM KỶ NIỆM 113 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 VÀ HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ ÁO DÀI (07/03/2023 04:36)

CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ SỞ TƯ PHÁP: TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2023-2028 (21/02/2023 20:26)

GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP HÀ GIANG: Thăm, chúc tết Đảng bộ, chính quyền xã Mậu Long, huyện Yên Minh (13/01/2023 00:35)

Lãnh đạo Sở Tư pháp: Thăm, chúc Tết các đồng chí Nguyên Lãnh đạo Sở Tư pháp qua các thời kỳ nhân dịp Xuân Quý Mão 2023 (11/01/2023 18:38)

Hà Giang: Tập trung thực hiện Chỉ số Cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật năm 2022 (11/01/2023 02:39)

PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP HÀ GIANG: Dự hội nghị tổng kết và tặng quà nhân dịp Xuân Quý Mão 2023 tại xã Chí Cà, huyện Xín Mần (11/01/2023 01:01)

xem tiếp