Thứ tư, Ngày 17 Tháng 4 Năm 2024

Hành chính Tư pháp

Gửi Email In trang Lưu
HÀ GIANG: Tham gia Hội thảo trực tuyến do Bộ Tư pháp tổ chức tham vấn ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến

15/10/2021 22:45

Ngày 15/10/2021,  ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo trực tuyến tới 08 tỉnh, thành phố tham vấn ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến. Cùng tham dự tại điểm cầu Bộ Tư pháp còn có bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện thường trú, UNDP tại Việt Nam, bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Chuyên gia phân tích chính sách, UNDP và đại diện lãnh đạo cấp phòng thuộc Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp. Tại điểm cầu tỉnh Hà Giang, tham dự có ông Trần Hải Dương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Công chức phòng Hành chính và bổ trợ tư pháp và đại diện một số Phòng Tư pháp, công chức tư pháp-hộ tịch các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

   

Đ/c Trần Hải Dương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì tại điểm cầu Hà Giang

Tại Hội thảo, các đại biểu tại 08 điểm cầu đã được nghe những nội dung cơ bản của dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến; nghe báo cáo nội dung nghiên cứu góp ý vào dự thảo Thông tư của Bộ Công an, việc kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; nghe đại diện Trung tâm Công nghệ thông tin – Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tham gia nghiên cứu, góp ý dự thảo Thông tư, thực tiễn triển khai liên thông TTHC về bảo hiểm xã hội cho người dân trên môi trường điện tử, đặc biệt là người dân ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; các ý kiến góp ý của Sở Tư pháp Hà Nội, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và nhiều ý kiến đóng góp, tham gia ý kiến của các đại biểu dự Hội thảo tại 08 điểm cầu: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố Hà Nội, TP Hải Phòng, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Điện Biên; tỉnh Hà Giang; tỉnh Thừa Thiên Huế; tỉnh Hải Dương; tỉnh Cà Mau.

   

Toàn cảnh Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Hà Giang

Tại điểm cầu Hà Giang, các đại biểu cũng đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong việc thực hiện đăng ký hộ tịch trực tuyến cấp bản sao trích lục hộ tịch, văn bản xác nhận thông tin hộ tịch như: phần lớn tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ người dân chưa biết chữ còn cao đặc biệt là việc chưa thành thạo trong sử dụng công nghệ thông tin, thực hiện trong môi trường mạng khó khăn; hiện nay công chức tư pháp - hộ tịch phải hỗ trợ rất nhiều khi người dân yêu cầu đăng ký hộ tịch như: Tờ khai, các giấy tờ phải nộp, xuất trình…(Do cách đọc và phát âm của đồng bào dân tộc nên các thông tin trong giấy tờ hộ tịch có nhiều sai lệch…).

Đối với việc liên thông các thủ tục hành chính ĐKKS - đăng ký thường trú - cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; ĐKKT - xóa đăng ký thường trú - hỗ trợ chế độ tử tuất, mai táng phí thì quá trình thực hiện quy trình liên thông còn khó khăn, chưa hiệu quả, thực hiện chuyển hồ sơ bản giấy chưa thực hiện liên thông thông qua môi trường điện tử nên các địa phương khi thực hiện chưa thống nhất.

Về đăng ký hộ tịch cho nhóm dân cư yếu thế: phụ nữ, trẻ em (tập trung vào phụ nữ lấy chồng nước ngoài, trẻ em là con lai về Việt Nam cư trú) thì người mẹ mang con trở về để người thân nuôi dưỡng, sau đó bỏ đi không để lại bất cứ giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân, giấy chứng sinh do đó khó khăn cho việc xác minh thông tin về nơi ở, tình trạng hôn nhân, chứng nhận việc sinh để thực hiện đăng ký cư trú, đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh...

Kết thúc Hội thảo, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của bộ, ngành, địa phương để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến, sớm trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành theo quy định./.

Bài, ảnh: Tú Anh, Văn phòng Sở Tư pháp Hà Giang

Tin khác

HÀ GIANG: Triển khai Phần mềm hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh - Thành công và những khó khăn (09/08/2021 09:42)

THỦ TỤC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP TỪ NGÀY 01/7/2021: Công dân không phải nộp bản sao sổ hộ khẩu/sổ tạm trú khi đi làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (12/07/2021 14:07)

Thông báo về việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em (số 67/TB-STP) (25/06/2021 08:49)

Rà soát trẻ em cần tìm gia đình chăm sóc thay thế (16/06/2021 16:07)

Làm gì để được Nhà nước bồi thường khi bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra (31/05/2021 14:34)

Sơ kết quy chế phối hợp liên ngành về tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (21/10/2020 22:18)

Sở Tư pháp - Bảo hiểm xã hội tỉnh ký Quy chế phối hợp liên thông đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh (04/09/2020 09:03)

Tài liệu số hóa sổ hộ tịch (19/03/2020 14:14)

TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ: Người thực hiện chứng thực không ghi nhận xét vào tờ khai lý lịch cá nhân (18/03/2020 15:42)

Tỉnh Hà Giang chính thức liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh với hệ thống phần mềm BHYT trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 06 tuổi (12/02/2020 08:54)

xem tiếp